Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Cầu Øresund – Wikipedia tiếng Việt



Cầu Oresund nối vào đảo nhân tạo Peberholm, ảnh chụp từ trên không

Hình chụp từ vệ tinh nhân tạo


Cầu Øresund, Öresund hay Oresund (tiếng Đan Mạch: Øresundsbroen; tiếng Thụy Điển: Öresundsbron) là một trong ba khâu nối giao thông cố định (fixed link) từ đảo Amager (Đan Mạch) qua Eo biển Oresund tới Malmö (nam Thụy Điển). Hai khâu kia là đảo nhân tạo Peberholm và 4 đường hầm từ Amager (Đan Mạch) tới đảo nhân tạo này. Tổng chiều dài của ba khâu này là 15,9 km. Vì đường nối giao thông cố định này gồm ba khâu, nên Đan Mạch thường dùng từ Øresundsforbindelsen và Thụy Điển dùng từ Öresundsförbindelsen.

Cùng với cầu Lillebælt và cầu Storebælt, cầu Oresund đã nối giao thông cố định giữa vùng tây lục địa châu Âu với vùng bắc bán đảo Scandinavia, cuối cùng nối liền mọi phần đất của Liên minh châu Âu, ngoại trừ Ireland, Malta và Kypros cùng các đảo nằm ngoài lục địa.





Cầu Oresund được xây dựng trên các cột và một nhịp chính bằng cột treo dây néo chéo (cable-stayed bridge). Nhịp treo này dài 490 m - treo trên 4 cột cao 203,5 mét trên mực nước biển bằng 80 dây cáp treo mỗi cặp cách nhau 12 m - là nhịp cầu treo dây néo dài nhất thế giới. Nhịp cầu này cao hơn mực nước biển trung bình 57 m, để các tàu thủy có thể giao thông qua cầu. (Tuy nhiên phần lớn các tàu đều chạy qua eo phía tây, nơi không có cầu, mà có 4 đường hầm).

Cầu bắt đầu từ Lemacken (nam Malmö, Thụy Điển) tới đảo nhân tạo Pebeholm, có chiều dài 7,85 km, trong đó 5,35 km nằm bên phía Thụy Điển và 2,5 km nằm bên phía Đan Mạch.

Cầu gồm hai tầng, tầng trên là xa lộ châu Âu E20, gồm 4 làn đường rộng 23,5 m dành cho xe hơi và tầng dưới với hai đường ray dành cho xe lửa.

Cầu được bắt đầu xây từ năm 1995. Đoạn chót hoàn thành ngày 14 tháng 8 năm 1999. Thái tử Frederik của Đan Mạch và công chúa Victoria của Thụy Điển đã gặp nhau ở giữa cầu để khánh thành đoạn chót này. Lễ khánh thành chính thức diễn ra ngày 1.7.2000 với sự chủ tọa của nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch và vua Carl XVI Gustav của Thụy Điển.

Trước đó, vào ngày 12 tháng 6 năm 2000 đã có 79.871 người tham gia cuộc thi chạy nửa marathon trên cầu, từ đảo Peberholm tới Malmö.

Tên chính thức của cầu là Øresundsbron, ghép từ tiền tố Ø của tiếng Đan Mạch Øresundsbroen với hậu tố bron của tiếng Thụy Điển Öresundsbron.



Cầu được nối vào đảo nhân tạo Peberholm bên phía Đan Mạch, phía nam đảo Saltholm - dài 4,055 km, diện tích khoảng 3 km² - được tạo ra năm 1995 bằng 1,6 triệu tấn đá, 6 triệu m³ cát đào lên từ các đường hầm và các chân cầu. Trên đảo này có trạm ga xe lửa với hệ thống đường sắt ngang giúp cho xe lửa dễ chuyển từ đường ray này sang đường ray khác.

Tên đảo Peberholm (đảo hồ tiêu) được đặt theo lối so sánh tương tự với tên đảo Saltholm (đảo muối) do báo Politiken (Đan Mạch) mở cuộc thi chọn tên.



Từ đảo nhân tạo Peberholm có 4 đường hầm riêng nối với đảo Amager (gần phi trường Copenhagen, Đan Mạch), trong đó hai đường hầm dành cho xe hơi và hai dành cho xe lửa. Mỗi đường hầm dài 4,005 km, trong đó đường hầm chính dài 3,51 km cộng với hai đầu nối vào, mỗi đầu dài 270 m.

Đường hầm được xây dựng bằng 20 ống tiền chế, mỗi ống dài 176 m, rộng 38,8 m, cao 8,6 m, nặng 55.000 tấn. Cứ mỗi 60 m đường hầm đều có đặt camera để theo dõi tình trạng giao thông. Tốc độ xe chạy trong đường hầm không được vượt quá 90 km/giờ.



Tổng kinh phí xây dựng hết 30,1 tỷ krone Đan Mạch (giá năm 2000), trong đó EU tài trợ 1,4 tỷ krone Đan Mạch, số còn lại được góp vốn bởi Øresundsbro Konsortiet gồm công ty A/S Øresund (của chính phủ Đan Mạch) và công ty Svenskk-danska Bröforbindelsen AB (SVEDAB) của chính phủ Thụy Điển. Số vốn này dự trù sẽ được bồi hoàn vào năm 2035, bằng việc thu lệ phí các xe qua cầu.





















































Năm
Xe Mộtô
Ô tô nhỏ
Ô tô 6-9m
Xe bus
Xe vận tải
Tổng cộng
2001
24.330
2.660.807
74.505
37.745
153.485
2.950.872
2002
25.868
3.106.318
73.942
41.433
180.803
3.428.364
2003
26.881
3.418.382
86.477
41.294
208.402
3.781.436
2004
33.615
3.908.014
94.232
58.270
230.546
4.324.677
2005
29.878
4.499.640
109.631
56.480
269.164
4.964.793
2006
32.387
5.203.178
143.609
55.510
307.909
5.742.593
2007
38.376
5.674.513
161.807
52.339
314.590
6.745.968

Nguồn: [1]







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét